Banner

ĐỘ TUỔI MỌC RĂNG SỮA CỦA TRẺ VÀ NHỮNG ĐIỀU BỐ MẸ CẦN BIẾT

Nha Khoa Răng XinhNha Khoa Răng Xinh 60 lượt xem

Khi trẻ đến độ tuổi mọc răng sữa , đó thực sự là một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Việc chăm sóc cho răng miệng của trẻ từ nhỏ không chỉ giúp bảo vệ răng khỏi các vấn đề về sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến việc phát triển răng và hàm. Trong bài viết này, Nha Khao Răng Xinh sẽ chỉ ra về những điều bố mẹ cần biết khi trẻ đến độ tuổi mọc răng sữa. Đâu là cách chăm sóc đúng khi trẻ mọc răng sữa và những thông tin hữu ích sau đây các bố mẹ cần phải nắm được.

Trẻ mọc răng sữa.
Trẻ mọc răng sữa.

Độ Tuổi Mọc Răng Sữa Của Trẻ

Thông thường, trẻ khi bước sang tháng thứ 6 sẽ bắt đầu nhú chiếc răng đầu tiên và trong 12 tháng đầu đời trẻ sẽ có khoảng 6 chiếc răng. Đến khi 2 tuổi, sẽ có đủ 20 chiếc răng chia đều hàm trên và dưới. Dĩ nhiên, trình tự mọc răng này không phải đúng với bất cứ đứa trẻ nào, có bé mọc sớm, có bé mọc muộn tùy vào việc bổ sung canxi cho trẻ trong quá trình mang thai có đủ hay không.

Thời gian mọc răng sữa của trẻ.
Thời gian mọc răng sữa của trẻ.

Ngoài ra trong quy trình mọc răng sữa của trẻ, thì chiếc răng hàm đầu tiên thường sẽ mọc trong khoảng thời gian từ 13 tháng – 19 tháng đối với hàm trên và trong khoảng 14 tháng – 18 tháng đối với răng hàm dưới. Trẻ mọc răng hàm thứ 2 trong khoảng 25 – 33 tháng tuổi đối với hàm trên và 23 – 31 tháng tuổi đối với răng hàm dưới. Đây gọi là răng hàm sữa, vì vậy, chiếc răng này sẽ tồn tại cùng với quá trình lớn lên của trẻ đến năm 6 tuổi. Sau 6 tuổi, răng sữa cũng như răng hàm sẽ bắt đầu rụng dần và chuyển sang giai đoạn thay răng vĩnh viễn.

Các Dấu Hiệu Khi Trẻ Mọc Răng Sữa

Khi bắt đầu mọc răng, các em bé có rất nhiều biểu hiện khác lạ, vì thế cha mẹ hãy theo dõi và kiểm tra xem con có đang hình thành răng hay không. Nhờ vậy chúng ta có thể chăm sóc và lưu giữ khoảnh khắc quan trọng ấy cho bé.

  • Hay cắn các đồ vật xung quanh
    Một trong những dấu hiệu thường gặp khi em bé bắt đầu mọc răng đó là bé hay gặm, cắn các đồ vật xung quanh. Bởi vì đây là thời điểm răng đang nhú lên và trẻ có cảm giác hơi khó chịu và thích gặm các đồ vật mà mình nhìn thấy. Đây là một hiện tượng hết sức bình thường của con. Trong thời gian này, bố mẹ cứ để cho con thực hiện theo phản xạ, cho bé gặm các đồ mình thích. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn vệ sinh.
  • Sốt nhẹ
    Khi trẻ mọc răng, chúng ta thường thấy con có hiện tượng sốt nhẹ, đây là biểu hiện của đa số các em bé trong giai đoạn hình thành răng. Nguyên nhân là do trong thời gian mọc răng cơ thể của bé rất dễ bị vi rút, vi khuẩn tấn công nên làm cho trẻ bị sốt nhẹ.
Trẻ thường có dấu hiệu sốt nhẹ, nóng gan bàn chân khi trẻ mọc răng.
Trẻ thường có dấu hiệu sốt nhẹ, nóng gan bàn chân khi trẻ mọc răng.

           Với tình trạng sốt nhẹ, cha mẹ chỉ cần theo dõi và chăm sóc bé tại nhà là con sẽ ổn. Nếu như con sốt cao liên tục, cơ thể tím tái và có thể bị co giật thì bạn nên đưa trẻ đi khám ngay lập tức.

  • Quấy khóc và biếng ăn
    Trong thời gian mọc răng, em bé có thể cảm thấy đau nhức lợi và hơi khó chịu, bứt rứt. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của trẻ và cha mẹ. Cụ thể, khi trẻ mọc răng, chúng sẽ quấy khóc nhiều hơn khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Bạn có thể chơi với con để bé vơi đi cảm giác nhức, khó chịu kia.

    Bên cạnh đó, trẻ cũng trở nên biếng ăn hơn, một số bé còn bỏ bú, nguyên nhân là do răng mọc gây đau nhức. Chúng ta có thể dỗ dành để con ăn sữa và uống nước nhiều hơn. Đối với các em bé mọc răng trong thời gian ăn dặm, bạn nên cho con ăn đồ mát. 
Trong thời gian mọc răng, em bé có thể cảm thấy đau nhức lợi, hơi khó chịu, bứt rứt và quấy khóc
Trong thời gian mọc răng, em bé có thể cảm thấy đau nhức lợi, hơi khó chịu, bứt rứt và quấy khóc.

Ngoài ra các bé trong thời gian này cũng hay chảy dãi bởi vì em bé còn nhỏ nên khả năng nuốt, kiểm soát nước bọt chưa tốt. Ngoài ra, trong giai đoạn răng mọc dây thần kinh số 5 bị kích thích. Điều này khiến cho em bé chảy dãi nhiều hơn bình thường. Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ hãy dùng khăn, yếm quàng trước cổ cho con và lau dãi cho bé bằng khăn mềm sạch.

Bố Mẹ Cần Làm Gì Khi Trẻ Mọc Răng Sữa

Dưới đây là cách xử trí dành cho các bậc phụ huynh khi có con nhỏ đang mọc răng sữa:

  • Cho bé dùng dụng cụ gặm nướu hoặc đồ chơi mềm để đỡ ngứa. Hoặc mẹ có thể chuẩn bị sẵn những mảnh khăn sạch được nhúng nước mát hoặc đồ ăn mát để trẻ gặm.
  • Dùng gạc rơ lưỡi để vệ sinh khoang miệng cho con sạch sẽ, đặc biệt là sau khi con ăn, hoặc sau khi thức dậy.
  • Thường xuyên theo dõi nhiệt độ trong quá trình mọc răng ở trẻ. Nếu phát hiện con bị sốt cao không hạ, nên đưa con đến gặp bác sĩ để thăm khám.
  • Dùng tay để massage nhẹ nhàng nướu răng cho bé đỡ khó chịu. Nhưng mẹ nhớ rửa tay sạch sẽ trước khi làm nhé.
  • Cho con ăn các thức ăn mềm như sữa, cháo, kem mát đối với những trẻ đã ăn được đồ lạnh… Ưu tiên chọn thực phẩm bổ sung canxi, vitamin D và kẽm trong bữa ăn của con. Đồng thời, mẹ cũng nên thường xuyên thay đổi món ăn và trang trí bắt mắt để kích thích bé ăn.
  • Quan sát bé và ngăn chặn những thói quen xấu ở bé như mút ngón tay, đẩy lưỡi, ngậm ti giả, thở bằng miệng… vì chúng có thể làm cho răng bé bị mọc không thẳng hàng khiến răng lệch lạc, bị lệch hàm, ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt sau này.
Bố mẹ có thể dùng gạc rơ lưỡi để vệ sinh khoang miệng cho con sạch sẽ, đặc biệt là sau khi con ăn, hoặc sau khi thức dậy.
Bố mẹ có thể dùng gạc rơ lưỡi để vệ sinh khoang miệng cho con sạch sẽ, đặc biệt là sau khi con ăn, hoặc sau khi thức dậy.

Cách Chăm Sóc Trẻ Khi Mọc Răng Sữa.

Để giúp trẻ vượt qua giai đoạn mọc răng một cách thoải mái, bố mẹ cần thực hiện các biện pháp chăm sóc răng miệng cũng như quan tâm nhẹ nhàng đến con mình để tránh trẻ gặp khủng hoảng trong độ tuổi mọc răng sữa bằng những cách sau :

  • Đừng bắt ép trẻ phải ăn, hãy chia bữa của trẻ thành 6 – 8 bữa thay vì 3 – 4 bữa như bình thường. Mỗi lần ăn một ít.
  • Đồ ăn của con hãy hầm nhừ, mềm nhuyễn; nấu dạng cháo loãng, súp, giúp con chỉ cần nuốt mà không phải nhai, như vậy tình trạng đau nhức sẽ giảm thiểu, với đồ uống hơi mát sẽ làm nướu của bé đỡ sưng đau hơn rất nhiều.
  • Tình trạng sốt khi trẻ mọc răng cũng là điều hết sức bình thường đặc biết là mọc răng hàm sẽ khiến bé đau và dễ sốt hơn. Nếu bé sốt 38 độ hoặc 38.5 độ, mẹ hãy lấy một chiếc khăn hơi âm ấm và đặt lên trán trẻ hoặc lau người cho trẻ. Nếu dùng thuốc hạ sốt, hãy xin phép ý kiến của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý kê đơn.
  • Đối với trẻ sơ sinh không được uống nước lọc hay nước ép rau củ quả, mẹ hãy cho bé bú nhiều hơn. Nếu không bú, hãy vắt sữa và cho con ăn bằng thìa.
  • Có những trường hợp trẻ bị tiêu chảy cũng là một trong những dấu hiệu trẻ mọc răng . Nhưng đây cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh khác, do đó, các bố mẹ nên theo dõi phân của trẻ cũng như sức khỏe của trẻ để kịp thời xử lý khi cần. Nếu trẻ đi ngoài liên tục, mất nước nhiều hãy đưa đến các cơ sở y tế ngay lập tức để các bác sĩ kịp thời điều trị.
  • Chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng cho bé bằng cách lấy khăn mềm lau miệng và lau răng khi bé vừa ăn.
  • Hãy cho bé dùng các loại đồ vật làm từ các chất liệu không làm hại sức khỏe, đồ vật mềm, có hình tròn bởi trong giai đoạn mọc răng, bé thường bị ngứa lợi và có xu hướng cho mọi thứ trong tầm tay vào miệng nhai.
  • Bố mẹ nên dùng bàn chải mềm và sạch để chải răng cho bé ít nhất hai lẫn mỗi ngày giúp bé vệ sinh nướu sạch sẽ và giảm ngứa nướu cho trẻ.
Bố mẹ có thể dùng bàn chải mềm dành riêng cho bé để giúp bé vệ sinh nướu sạch sẽ và giảm ngứa nướu cho trẻ.
Bố mẹ có thể dùng bàn chải mềm dành riêng cho trẻ để giúp trẻ vệ sinh nướu sạch sẽ và giảm ngứa nướu cho trẻ.
  • Hạn chế đồ ngọt và thức ăn có chất đường để tránh trẻ bị sâu răng trong thời gian trẻ mọc răng sữa và sau khi đã thay răng sữa .
  • Bố mẹ nên đưa trẻ đến kiểm trả sức khỏe răng miệng định kỳ tại nha khoa để theo dõi sự phát triển của răng và hàm.
  • Trong trường hợp trẻ sốt quá cao, tiêu chảy kéo dài, ngủ li bì, hãy cho trẻ đến gặp bác sĩ để có hướng giải quyết kịp thời, ngăn ngừa trường hợp xấu xảy ra.

Trong giai đoạn trẻ đến tuổi mọc răng sữa, việc chăm sóc răng miệng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe toàn diện của trẻ. Giai đoạn này cũng là giai đoạn cả mẹ và bé đều sẽ rất vất vả. Tuy nhiên, đây cũng là biểu hiện tất yếu trong quá trình lớn lên của trẻ vì thế cha mẹ cần hiểu rõ về quá trình mọc răng của trẻ cũng như các vấn đề thường gặp để có các biện pháp phòng tránh và chăm sóc hiệu quả. Hãy đồng hành cùng các con để chăm sóc sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe tổng thể cho trẻ từng ngày.

Nha Khoa Răng Xinh là cơ sở phòng khám nha khoa uy tín về chăm sóc, điều trị sức khỏe răng miệng toàn diện cho trẻ em tại Hà Tĩnh. Bạn có thể liên hệ với Nha Khoa Răng Xinh qua số điện  thoại:0886234688. Truy cập website: https://nhakhoarangxinh.com.vn/  hoặc fanpage: Nha Khoa Răng Xinh – Hà Tĩnh để biết thêm thông tin chi tiết và đặt lịch hẹn.


[ NHA KHOA RĂNG XINH – HÀ TĨNH ]

𝑁ℎ𝑎 𝐾ℎ𝑜𝑎 𝑅𝑎̆𝑛𝑔 𝑋𝑖𝑛ℎ – 𝑉𝑖̀ 𝑛𝑢̣ 𝑐𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑥𝑖𝑛ℎ 𝑐𝑢̉𝑎 𝑏𝑎̣𝑛

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ 👇👇👇
☎️ Hotline: 𝟎𝟖𝟖𝟔.𝟐𝟑𝟒.𝟔𝟖𝟖 – 𝟎𝟗𝟏 𝟖𝟔𝟗𝟖𝟏𝟖𝟖
Địa chỉ:
🏥 Cơ sở 1: số 30 Hải Thượng Lãn Ông, TP Hà Tĩnh
🏥 Cơ sở 2: số 68 Hải Thượng Lãn Ông, TP Hà Tĩnh
Share:
Phone