Banner

RỐI LOẠN KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM

Nha Khoa Răng XinhNha Khoa Răng Xinh 24 lượt xem

Rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ disorders) là một tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến khớp nối giữa xương hàm và xương sọ.Khớp thái dương hàm cho phép chúng ta mở miệng, nhai và nói chuyện. Khi khớp này gặp vấn đề, nó có thể gây đau và ảnh hưởng đến chức năng của miệng và hàm. Trong bài viết này, Nha Khoa Răng Xinh sẽ cung cấp cái nhìn sâu rộng về nguyên nhân, triệu chứng, và các phương pháp điều trị rối loạn khớp thái dương hàm.

Khớp thái dương hàm và rối loạn khớp thái dương hàm.
Khớp thái dương hàm và rối loạn khớp thái dương hàm.

Nguyên nhân gây ra rối loạn khớp thái dương hàm

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm hầu hết đều liên quan đến các vấn đề về cơ nhai,dây chằng khớp thái dương hàm hoặc các tổn thương bên trong khớp.Tăng vận động khớp cũng có thể là một nguyên nhân.Tuy nhiên có thể liệt kế một số nguyên nhân cụ thể như sau:

Chấn thương hoặc tổn thương.

Chấn thương trực tiếp lên khu vực hàm hoặc khớp, chẳng hạn như từ tai nạn giao thông, va đập mạnh hoặc thậm chí là chấn thương thể thao, có thể dẫn đến rối loạn khớp thái dương hàm.Các tổn thương này có thể gây ra viêm, đau và làm gián đoạn chức năng bình thường của khớp.

Nghiến răng hoặc cắn chặt răng.

Nghiến răng, đặc biệt vào ban đêm là một nguyên nhân phổ biến. Điều này tạo áp lực lên khớp thái dương hàm dẫn đến viêm và đau.Cắn chặt răng khi căng thẳng cũng có thể gây áp lực tương tự.Ngoài ra việc há miệng quá mức cũng có thể gây ra tình trạng lệch khớp thái dương hàm.

Viêm khớp. 

Các dạng viêm khớp như viêm khớp dạng thấp hoặc viêm xương khớp có thể ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm. Viêm khớp làm khớp bị viêm, gây đau và giảm chức năng.

Căng thẳng và Stress.

Căng thẳng tinh thần có thể dẫn đến các thói quen xấu như nghiến răng, làm tăng nguy cơ rối loạn khớp thái dương hàm. Stress cũng có thể gây ra căng,co cơ hàm và làm tăng mức độ đau ở khu vực hàm và khớp.

Nguyên nhân liên quan đến các vấn đề về cơ nhai,dây chằng khớp thái dương hàm hoặc các tổn thương bên trong khớp.
Nguyên nhân liên quan đến các vấn đề về cơ nhai,dây chằng khớp thái dương hàm hoặc các tổn thương bên trong khớp.

Triệu chứng của rối loạn khớp thái dương hàm

Các rối loạn khớp thái dương hàm có các biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân.Rối loạn khớp thái dương hàm có thể biểu hiện qua nhiều triệu chứng khác nhau:

Đau hàm và mặt.

Đau ở khu vực hàm và mặt là triệu chứng phổ biến nhất của rối loạn khớp thái dương hàm.Đau có thể từ nhẹ đến nặng và thường tập trung ở khu vực khớp.Đau có thể lan rộng ra khu vực xung quanh như tai,cổ,và vai.

Khó mở miệng hoặc cắn.

Người bệnh có thể gặp khó khăn khi mở miệng rộng hoặc khi cắn thức ăn.Cảm giác khớp bị kẹt hoặc không thể mở miệng hoàn toàn là những dấu hiệu thường thấy.Đôi khi hàm có thể bị khóa ở một vị trí làm cho việc nhai và nói trở nên khó khăn.

Âm thanh từ khớp.

Khi cử động hàm người bệnh có thể nghe thấy tiếng “cạch cạch” từ khớp thái dương hàm khi há miệng hoặc khi nhai. Âm thanh này thường đi kèm với cảm giác đau hoặc khó chịu.Trong một số trường hợp, tiếng “cạch cạch” có thể không gây đau nhưng vẫn là dấu hiệu của rối loạn.

Triệu chứng dễ nhận biết đó là người bệnh có thể nghe thấy tiếng "cạch cạch" từ khớp thái dương hàm khi há miệng hoặc khi nhai.
Triệu chứng dễ nhận biết đó là người bệnh có thể nghe thấy tiếng “cạch cạch” từ khớp thái dương hàm khi há miệng hoặc khi nhai.

Đau tai.

Rối loạn khớp thái dương hàm có thể gây đau tai hoặc cảm giác khó chịu xung quanh tai.Nhiều người bệnh nhầm lẫn đau tai do rối loạn khớp thái dương hàm với các vấn đề tai khác như viêm tai.Đau có thể kèm theo cảm giác ù tai hoặc mất thính giác tạm thời.

Đau đầu.

Đau đầu do căng cơ và áp lực từ rối loạn khớp thái dương hàm là triệu chứng phổ biến.Đau đầu có thể xuất phát từ vùng thái dương và lan rộng ra phía sau đầu và cổ.Cơn đau đầu thường xuyên có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Đau ở khu vực hàm và mặt là triệu chứng phổ biến nhất của rối loạn khớp thái dương hàm.
Đau ở khu vực hàm và mặt là triệu chứng phổ biến nhất của rối loạn khớp thái dương hàm.

Phương pháp điều trị rối loạn khớp thái dương hàm

Tùy theo nguyên nhân, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp với từng người bệnh.Trong đó, phương pháp được cho là mang lại hiệu quả rất tích cực là kết hợp giữa các loại thuốc với các bài tập phục hồi chức năng cơ khớp thái dương hàm.

Một số loại thuốc điều trị mà bác sĩ thường chỉ định là thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ,… Tác dụng của những loại thuốc này là giúp người bệnh giảm đau đớn và thực hiện những hoạt động như nhai thức ăn hoặc nói chuyện một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, người bệnh cần thực hiện chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý, thực hiện chỉnh khớp,chỉnh nha,… để sớm cải thiện bệnh.

Đối với những trường hợp mắc bệnh rối loạn khớp thái dương hàm do căng thẳng, lo âu thì nên áp dụng những phương pháp thư giãn, loại bỏ căng thẳng, để suy nghĩ tích cực hơn, góp phần đẩy lùi bệnh.

Đối với những trường hợp mài răng không chủ động vào ban đêm thì cần dùng thuốc hoặc phương pháp giúp bảo vệ khớp cắn.Ngoài ra có thể thực hiện phẫu thuật để điều chỉnh khớp cắn.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Nên ăn những loại thức ăn dạng lỏng để giảm áp lực cho khớp hàm.
  • Không nên mở miệng quá to khi ngáp.
  • Hạn chế thói quen siết chặt cơ quai hàm khi căng thẳng.
  • Có thể thực hiện xoa bóp hoặc kéo căng cơ hàm.
  • Thư giãn cơ và làm giảm đau cơ bằng cách dùng nước ấm hoặc khăn ấm chườm lên mặt.

Nếu được điều trị sớm và kịp thời thì những triệu chứng của bệnh sẽ được cải thiện, người bệnh sẽ không còn phải chịu cơn đau nhức, khó chịu và một số bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.

Sử dụng máng nhai trong điều trị rối loạn thái dương hàm.
Sử dụng máng nhai trong điều trị rối loạn thái dương hàm.

Biện pháp phòng ngừa rối loạn khớp thái dương hàm

Để phòng ngừa rối loạn khớp thái dương hàm, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau:

Tránh nhai kẹo cao su quá nhiều.

Hạn chế ăn những thực phẩm dính như kẹo dẻo, kẹo cao su,… để tránh nhai lâu dẫn tới hiện tượng mỏi hàm.

Điều chỉnh thói quen xấu.

Tránh nghiến răng, cắn chặt răng hoặc nhai một bên.Nếu bạn nhận thấy mình có thói quen này,hãy khắc phục sớm bằng cách đeo máng chống nghiến để tránh tình trạng nghiến răng lâu ngày gây ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm

Thăm khám bác sĩ định kỳ.

Kiểm tra răng miệng và khớp thái dương hàm định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề liên quan. Bác sĩ nha khoa có thể giúp bạn xác định và điều trị sớm các dấu hiệu của rối loạn khớp thái dương hàm.

Rối loạn khớp thái dương hàm là một tình trạng phức tạp nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc hiểu rõ nguyên nhân, nhận diện triệu chứng sớm, và áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp có thể giúp người bệnh giảm đau và cải thiện chất lượng cuộc sống. Để phòng ngừa và giảm thiểu các triệu chứng của rối loạn khớp thái dương hàm, cần duy trì thói quen sống lành mạnh, kiểm soát căng thẳng và thường xuyên thăm khám bác sĩ.

Nha Khoa Răng Xinh là cơ sở phòng khám uy tín về chăm sóc, điều trị răng miệng toàn diện tại Hà Tĩnh. Bạn có thể liên hệ với Nha Khoa Răng Xinh qua số điện thoại: 0886234688.Truy cập website: https://nhakhoarangxinh.com.vn/  hoặc fanpage: Nha Khoa Răng Xinh – Hà Tĩnh để biết thêm thông tin chi tiết và đặt lịch hẹn.


[ NHA KHOA RĂNG XINH – HÀ TĨNH ]

𝑁ℎ𝑎 𝐾ℎ𝑜𝑎 𝑅𝑎̆𝑛𝑔 𝑋𝑖𝑛ℎ – 𝑉𝑖̀ 𝑛𝑢̣ 𝑐𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑥𝑖𝑛ℎ 𝑐𝑢̉𝑎 𝑏𝑎̣𝑛

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ 👇👇👇
☎️ Hotline: 𝟎𝟖𝟖𝟔.𝟐𝟑𝟒.𝟔𝟖𝟖 – 𝟎𝟗𝟏 𝟖𝟔𝟗𝟖𝟏𝟖𝟖
Địa chỉ:
🏥 Trụ sở chính: số 27 Hải Thượng Lãn Ông, TP Hà Tĩnh.
🏥 Cơ sở 1 và cơ sở 2: số 30 và 68 Hải Thượng Lãn Ông, TP Hà Tĩnh.

 

Share:
Phone