Trong quá trình điều trị chỉnh nha (niềng răng), một trong những vấn đề khiến nhiều người lo lắng là: có cần nhổ răng hay không? Việc nhổ răng trong chỉnh nha không phải lúc nào cũng cần thiết, nhưng trong nhiều trường hợp đây lại là giải pháp bắt buộc để đạt được hiệu quả điều trị tối ưu, giúp sắp xếp các răng đều đẹp và đảm bảo chức năng ăn nhai.
Vậy khi nào cần nhổ răng trong điều trị chỉnh nha? Những chiếc răng nào thường được chỉ định nhổ? Việc nhổ răng có ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe không? Bài viết dưới đây của nha khoa Răng Xinh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Tại sao cần nhổ răng trong chỉnh nha?
Trong chỉnh nha, mục tiêu chính là đưa các răng về đúng vị trí trên cung hàm, đảm bảo sự hài hòa giữa răng, xương hàm và khuôn mặt. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân, cung hàm không đủ chỗ để sắp xếp toàn bộ các răng. Khi đó, bác sĩ buộc phải tạo thêm khoảng trống bằng cách nhổ bớt một số răng.
Nhổ răng trong chỉnh nha không phải để giảm số lượng răng một cách tùy tiện mà là một phần trong pháp đồ điều trị được tính toán kỹ lưỡng của bác sĩ. Việc này giúp:
- Giải phóng không gian để sắp xếp lại các răng đều đẹp hơn.
- Cải thiện khớp cắn và chức năng ăn nhai.
- Giúp khuôn mặt hài hòa hơn.
- Giúp giữ kết quả ổn định sau khi tháo niềng.

Các trường hợp cần nhổ răng khi niềng răng
Không phải ai niềng răng cũng cần phải nhổ răng. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ đánh giá dựa trên phim X-quang, mẫu hàm, khớp cắn và hình thái khuôn mặt để đưa ra chỉ định phù hợp. Dưới đây là những trường hợp thường được chỉ định nhổ răng trong chỉnh nha:
Răng mọc chen chúc, khấp khểnh nghiêm trọng.
Đây là lý do phổ biến nhất dẫn đến việc nhổ răng. Khi hàm răng không đủ chỗ để sắp xếp đều các răng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bớt 1–2 răng (thường là răng số 4) để tạo khoảng trống giúp răng khác dịch chuyển đúng vị trí. Nếu không nhổ, việc sắp đều răng có thể khiến răng bị nghiêng hoặc hàm nhô ra mất thẩm mỹ.
Răng hô, răng vẩu.
Với những trường hợp răng cửa chìa ra quá nhiều so với hàm dưới, nhổ răng giúp lùi răng cửa vào trong, cải thiện tình trạng hô và khuôn mặt nhô.Thường nhổ răng số 4 ở hàm trên (hoặc cả hai hàm nếu cần).
Khớp cắn ngược (móm).
Với người bị móm do răng (răng hàm dưới chìa ra ngoài), việc nhổ răng hàm dưới có thể giúp kéo răng cửa lùi vào trong, khắc phục móm và cải thiện khớp cắn.
Mất răng bẩm sinh hoặc răng dư thừa.
Một số người bị thiếu răng bẩm sinh hoặc có răng mọc dư thừa. Trong những trường hợp như răng dư có thể được nhổ để không gây lệch lạc. Thiếu răng có thể khiến bác sĩ nhổ thêm răng ở bên đối diện để cân đối hàm.
Răng chết tủy, hư hỏng nặng.
Nếu có răng sâu lớn, răng gãy ngang, viêm tủy hoặc không còn khả năng phục hồi thì bác sĩ có thể ưu tiên nhổ răng đó thay vì nhổ răng khỏe mạnh. Việc này giúp tận dụng khoảng trống để sắp xếp lại các răng khác.
Răng khôn mọc lệch, gây ảnh hưởng đến chỉnh nha.
Trường hợp răng khôn (răng số 8) mọc lệch, đâm vào răng số 7 hoặc đẩy răng làm sai lệch khớp cắn.Bác sĩ thường chỉ định nhổ răng khôn trước khi bắt đầu niềng răng hoặc trong quá trình chỉnh nha.

Những răng nào thường được nhổ khi niềng răng?
Răng số 4 (răng tiền hàm thứ nhất)
Đây là răng được nhổ phổ biến nhất trong chỉnh nha. Vì răng số 4 nằm ở giữa cung hàm, việc nhổ răng này sẽ tạo khoảng trống hợp lý để kéo răng cửa hoặc răng hàm di chuyển, điều chỉnh vị trí hiệu quả.

Răng số 5 (răng tiền hàm thứ hai)
Trong một số trường hợp nhẹ hơn, bác sĩ có thể lựa chọn nhổ răng số 5 thay vì răng số 4, nhằm giảm khoảng nhổ và ảnh hưởng thẩm mỹ.
Răng khôn (răng số 8)
Răng khôn thường mọc muộn, mọc lệch, gây chen chúc hoặc không có chức năng ăn nhai. Nhổ răng khôn giúp tránh ảnh hưởng đến các răng khác trong quá trình chỉnh nha đặc biệt là răng số 7.
Răng bất thường hoặc răng bị sâu, viêm tủy, mất mô nâng đỡ
Trong trường hợp có một răng đã bị tổn thương nặng, bác sĩ sẽ cân nhắc nhổ răng đó để tận dụng khoảng trống phục vụ điều trị chỉnh nha, thay vì giữ lại một răng không còn giá trị.
Nhổ răng khi chỉnh nha có ảnh hưởng gì không?
Nhiều người lo lắng rằng việc nhổ răng sẽ làm mất thẩm mỹ, yếu hàm, ảnh hưởng chức năng ăn nhai hoặc gây ra các biến chứng lâu dài. Tuy nhiên, nếu được chỉ định đúng và thực hiện đúng kỹ thuật, nhổ răng khi chỉnh nha hoàn toàn an toàn và không gây hại.
Một số điều cần biết:
Không làm yếu hàm: Vì chỉ nhổ số lượng răng tối thiểu, thường là răng không quá quan trọng trong chức năng ăn nhai.
Không ảnh hưởng thẩm mỹ: Các khoảng nhổ răng sẽ được đóng kín hoàn toàn trong quá trình chỉnh nha. Sau điều trị, răng sẽ đều và đẹp hơn.
Không ảnh hưởng thần kinh: Các răng nhổ đều được lựa chọn kỹ càng, không gần các dây thần kinh quan trọng.
Không gây hóp má nếu điều trị đúng: Việc hóp má chỉ xảy ra nếu nhổ răng không hợp lý hoặc điều trị chỉnh nha sai kỹ thuật.
Những lưu ý khi cần nhổ răng trong chỉnh nha
Không tự quyết định nhổ răng
Việc có cần nhổ răng hay không, phải do bác sĩ chuyên khoa chỉnh nha đánh giá và chỉ định. Tuyệt đối không được yêu cầu nhổ hoặc từ chối nhổ răng theo ý muốn cá nhân, vì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả điều trị.

Nhổ răng đúng thời điểm
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng trước hoặc trong quá trình gắn mắc cài, để thuận lợi cho việc di chuyển răng. Nhổ răng đúng thời điểm giúp quá trình chỉnh nha hiệu quả và tiết kiệm thời gian.
Tuân thủ chỉ dẫn sau nhổ răng
Sau khi nhổ răng, bạn cần nghỉ ngơi và tránh hoạt động mạnh trong 1–2 ngày đầu. Không khạc nhổ, súc miệng mạnh để tránh chảy máu lại, chườm lạnh ngoài má nếu có sưng.Dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ và tái khám đúng hẹn.
Một số câu hỏi thường gặp.
Nhổ răng khi niềng có đau không?
Nhổ răng được thực hiện dưới gây tê cục bộ nên không gây đau trong quá trình thực hiện. Sau nhổ, có thể hơi ê nhẹ 1–2 ngày đầu, nhưng sẽ nhanh chóng hồi phục nếu chăm sóc đúng cách.
Nhổ răng xong bao lâu thì niềng được?
Tùy theo tình trạng lành thương, bác sĩ có thể tiến hành gắn mắc cài sau 3–7 ngày. Trong một số trường hợp, nhổ răng và gắn mắc cài có thể được thực hiện cùng lúc.

Nhổ răng có để lại khoảng trống không?
Việc nhổ răng sẽ tạo ra khoảng trống trên cung hàm giúp hỗ trợ khắc phục tình trạng răng hô, răng chen chúc trong quá trình chỉnh nha. Khoảng trống khi nhổ răng sẽ được khắc phục bằng cách đóng khoảng để răng có thể khít lại, đều hơn, đảm bảo tính thẩm mỹ và ăn nhai.
Việc chỉ định nhổ răng trong điều trị chỉnh nha là một bước rất quan trọng, cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn giàu kinh nghiệm. Tuy không phải ai cũng cần nhổ răng khi niềng, nhưng trong nhiều trường hợp, đây là giải pháp tối ưu để đạt được kết quả thẩm mỹ và chức năng tốt nhất. Nếu bạn đang có ý định niềng răng, hãy đến nha khoa Răng Xinh để được thăm khám, đánh giá cụ thể tình trạng răng miệng và có kế hoạch điều trị phù hợp nhất.
Nha Khoa Răng Xinh là cơ sở phòng khám uy tín với các phương pháp niềng răng hiệu quả khác và chăm sóc,điều trị răng miệng toàn diện tại Hà Tĩnh. Bạn có thể liên hệ với Nha Khoa Răng Xinh qua số điện thoại:0886234688. Truy cập website: https://nhakhoarangxinh.com.vn/ hoặc fanpage: Nha Khoa Răng Xinh – Hà Tĩnh để biết thêm thông tin chi tiết và đặt lịch hẹn.
[ NHA KHOA RĂNG XINH – HÀ TĨNH ]
𝑁ℎ𝑎 𝐾ℎ𝑜𝑎 𝑅𝑎̆𝑛𝑔 𝑋𝑖𝑛ℎ – 𝑉𝑖̀ 𝑛𝑢̣ 𝑐𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑥𝑖𝑛ℎ 𝑐𝑢̉𝑎 𝑏𝑎̣𝑛




Địa chỉ:

