Banner

HÀM THÁO LẮP TRÊN IMPLANT

Nha Khoa Răng XinhNha Khoa Răng Xinh 42 lượt xem

“Hàm Tháo Lắp trên Implant” được xem là giải pháp phục hồi hình răng tiên tiến có hiệu quả tốt mà chi phí lại phải chăng nên được đông đảo người dùng quan tâm và sử dung.Đây là phương pháp kết hợp giữa công nghệ cấy ghép Implant và hàm giả tháo lắp, mang lại sự thoải mái và thuận tiện cho người sử dụng. Vậy hàm tháo lắp trên Implant là gì? Phương pháp này có cấu tạo và ưu,nhược điểm như thế nào? Hãy cùng Nha Khoa Răng Xinh tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có cái nhìn rõ nét hơn về phương pháp này.

Hàm tháo lắp trên Implant
Hàm tháo lắp trên Implant

Hàm tháo lắp trên Implant là gì?

Hàm tháo lắp trên Implant là phương pháp phục hình mất răng cải tiến với sự kết hợp giữa hàm giả tháo lắp và cấy ghép Implant. Hàm phủ được đặt sau khi cắm trụ Implant vào xương hàm thành công. Để thực hiện được quy trình này, bác sĩ nha khoa cần phải gắn cố định ít nhất là 2 trụ Implant vào xương hàm thông qua các khóa cài, nhằm tạo điểm tựa vững chắc cho hàm tháo lắp bên trên. Loại hàm này không những làm tăng tính thẩm mỹ mà còn giúp chức năng ăn nhai gần như răng thật.

Đây là phương pháp kết hợp giữa hàm giả tháo lắp và cấy ghép Implant hiện đại.
Đây là phương pháp kết hợp giữa hàm giả tháo lắp và cấy ghép Implant hiện đại.

Cấu tạo của hàm tháo lắp trên Implant

  • Trụ Implant: Là phần cấy ghép vào xương hàm, đóng vai trò như chân răng, tạo nền vững chắc cho hàm giả, giúp phân tán lực nhai đều lên xương hàm và ngăn ngừa tiêu xương.
  • Trụ Abutment: Là phần nối giữa trụ implant và hàm phủ tháo lắp, chịu lực nhai trực tiếp và truyền lực này xuống trụ Implant. Nó có thể được cố định hoặc có tháo lắp.
  • Hàm phủ tháo lắp: Là phần hàm giả được gắn lên trụ abutment. Hàm này có thể được tháo ra và gắn lại, giúp khách hàng dễ dàng vệ sinh.
  • Khớp nối: Có thể là khớp cầu (ball attachment) hoặc thanh liên kết (bar attachment). Đây là phần kết nối giữa hàm phủ tháo lắp và trụ abutment, giúp giữ chắc chắn hàm phủ trong miệng và đảm bảo hàm gia ổn định khi sử dụng.
  • Phần nền: Là phần nền của hàm phủ,thường được làm từ acrylic hoặc kim loại có vai trò nâng đỡ các răng giả và phân bố lực nhai đều.
  • Răng giả: Được gắn lên phần nền của hàm phủ, răng giả có chức năng thay thế cho răng thật bị mất, giúp phục hồi chức năng ăn nhai và cải thiện thẩm mỹ
Hàm tháo lắp trên Implant được cấu tạo trên 6 yếu tố.
Hàm tháo lắp trên Implant được cấu tạo trên 6 yếu tố.

Ưu điểm của hàm tháo lắp trên trụ Implant

Phương pháp này được nhiều người ưa chuộng nhờ các ưu điểm vượt trội như:

Độ chắc chắn cao
Trụ Implant được cấy trực tiếp vào xương hàm, đóng vai trò như chân răng thật, giúp hàm giả cố định chắc chắn, giúp người dùng có thể ăn thoải mái thoải mái mà không lo hàm bị lung lay hay rơi ra.

Có tính thẩm mỹ cao
Hàm giả tháo lắp được thiết kế tinh tế, màu sắc và hình dáng giống răng thật, mang lại nụ cười tự nhiên hơn so với các loại tháo lắp truyền thống. Không còn những móc kim loại gây mất thẩm mỹ như hàm giả truyền thống.

Bảo tồn xương hàm
Trụ Implant kích thích phát triển xương hàm, giảm tình trạng tiêu xương sau khi mất răng.Giúp duy trì cấu trúc của xương, tránh tình trang khuôn mặt bị móm do mất nhiều răng. Ngoài ra phương pháp này giúp hàm tháo lắp không phải tựa vào nướu, nên không làm đau nướu.

Tuổi thọ lâu dài
Hàm tháo lắp trên Implant được đánh giá có độ bền lâu dài hơn so với hàm tháo lắp truyền thống nếu được chăm sóc đúng cách, trụ Implant có thể tồn tại trong thời gian dài và có độ bền cao hơn. Bên cạnh
 phương pháp hàm tháo lắp trên implant có chi phí thấp hơn so với cấy ghép Implant cố định khi điều trị mất răng toàn hàm.

Phương pháp này có tính thẩm mỹ và tuổi thọ cao hơn hàm tháo lắp truyền thống.
Phương pháp này có tính thẩm mỹ và tuổi thọ cao hơn hàm tháo lắp truyền thống.

Nhược điểm của hàm tháo lắp trên Implant là gì?

Bên cạnh các ưu điểm vượt trội thì hàm tháo lắp trên Implant cũng có những hạn chế như:

Chi phí cao hơn so với phương pháp dùng hàm tháo lắp truyền thống vì chi phi trồng Implant cao hơn nhiều. Vấn đề vệ sinh răng miệng gặp nhiều bất tiện hơn, không chỉ đòi hỏi sự kỹ lưỡng trong khâu vệ sinh răng miệng mà còn phải thường xuyên tháo ra lắp vào mỗi ngày, do vậy không thể đánh răng bình thường như răng thật được. Phải thay thế định kỳ các phụ kiện, trung bình cần thay mới sau khoảng 3 – 5 năm.

Nếu so sánh với phương pháp trồng răng Implant riêng lẻ (trong trường hợp cấy 6 trụ Implant và gắn 14 răng sứ phía trên để trồng lại răng nguyên hàm) thì phương pháp dùng hàm tháo lắp trên Implant nền có phần yếu hơn về lực nhai.

Phân loại hàm giả tháo lắp trên Implant

Tùy thuộc vào tình trạng của  xương hàm, thời gian mất răng và sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành đặt số lượng trụ Implant phù hợp vào xương hàm và lựa chọn loại phù hợp. Do đó răng giả tháo lắp trên Implant có 2 loại cơ bản, đó là:

  • Hàm tháo lắp trên Implant dạng không có thanh bar

Hàm tháo lắp trên răng Implant có dạng nền hàm phủ, đây là phương pháp phục hình răng đã mất từ sự kết hợp giữa hàm tháo lắp và cấy ghép Implant. Trong đó, phần hàm tháo lắp được nâng đỡ và giữ bằng các khóa cài liên kết với trụ Titanium.

Phổ biến là hàm tháo lắp phủ trên răng Implant bằng bi dạng nam châm hoặc Locator. Khi đó, mỗi trụ Implant đặt vào xương hàm sẽ được gắn với một khóa cài hình viên bi liên kết với một khóa cài khác trên hàm giả.

  • Loại có thanh bar

Hàm tháo lắp trên Implant có thanh bar thường được thực hiện bằng cách đặt từ 2 đến 6 trụ Implant vào xương hàm. Các trụ này được cố định bằng một thanh nối kim loại, sau đó sẽ gắn hàm phủ khít vào thanh nối với các khóa cài. Dạng hàm này chủ yếu được áp dụng khi trồng răng All-on-4 và All-on-6.

Hàm răng giả tháo lắp trên Implant có 2 loại cơ bản
Hàm răng giả tháo lắp trên Implant có 2 loại cơ bản

Quy trình thực hiện hàm tháo lắp trên Implant

Thăm khám lên kế hoạch điều trị
Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng của răng và chụp X-quang để đánh giá mật độ của xương hàm. Sau đó lên kế hoạch cho số lượng trụ cần cấy ghép và thiết kế hàm giả phù hợp với khuôn miệng của bệnh nhân.

Cấy trụ Implant và gắn hàm tạm
Dựa trên kế hoạch điều trị, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật khoan xương và đặt từ 2 đến 4 trụ Implant cho 1 hàm. Đảm bảo đúng hướng, độ nghiêng, độ sâu để trụ Implant tích hợp thành công vào xương hàm và chịu lực tốt. Trong khi chờ đợi làm hàm tháo lắp trên Implant, bác sĩ sẽ gắn hàm tạm lên. Để giữ tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai cho bệnh nhân .

Thử và gắn hàm phủ
Sau khoảng 3 đến 6 tháng, khi Implant đã tích hợp ổn định vào xương hàm, bác sĩ sẽ thực hiện lấy dấu các Implant để chế tác thanh bar trước. Trước khi gắn hàm thật, bác sĩ sẽ gắn thử một hàm giả bằng sáp. Nếu thẩm mỹ, khớp cắn…đều không có vấn đề gì, hàm giả thử sẽ được chuyển thành hàm nhựa. Bi hoặc thanh bar kết nối được gắn trên đầu các Implant, để giữ chặt hàm phủ cố định tại vị trí, không bị xô lệch khi ăn uống và nói chuyện.

 

Các bác sĩ sẽ cấy trụ Implant và gắn hàm tạm cho bệnh nhân.
Các bác sĩ sẽ cấy trụ Implant và gắn hàm tạm cho bệnh nhân.

Đối tượng phợp với hàm tháo lắp trên Implant

Phương pháp này phù hợp cho:

  • Bệnh nhân mất răng toàn bộ 1 hoặc 2 hàm, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày.
  • Trường hợp mất răng toàn hàm nhưng không thoải mái khi đeo hàm tháo lắp.
  • Bị viêm nha chu nặng và phải nhổ bỏ.
  • Tiêu xương hàm nghiêm trọng.

Một số lưu ý khi sử dụng răng giả tháo lắp trên Implant

Để thực hiện phương pháp hàm tháo lắp trên Implant, yêu cầu xương hàm của bệnh nhân phải đủ điều kiện về mật độ và độ chắc chắn mới có thể cấy trụ thành công. Còn với những trường hợp bị tiêu xương nhiều sẽ được ghép thêm xương để đảm bảo quá trình phục hình răng thành công.

  •  Lựa chọn những nha khoa uy tín, bác sĩ có chuyên môn cao và tay nghề giỏi để đạt được kết quả trồng răng giả tối ưu,hạn chế những biến chứng không mong muốn cho sức khỏe sau này.
  •  Sau khi trồng răng, nên có chế độ ăn uống khoa học,bổ sung đầy đủ các loại khoáng chất, vitamin. Đồng thời hạn chế những đồ quá cứng dai, hoặc chứa nhiều đường, tinh bột.
  •  Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng: chải răng ít nhất 2 lần/ngày, sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch thức ăn thừa. Tránh gây mùi hôi miệng do thức ăn bám vào.
  • Thăm khám răng định kỳ, để bác sĩ làm sạch vôi răng và kiểm tra tình trạng trụ Implant, hàm phủ.

Để biết bản thân có phù hợp thực hiện phương án hàm giả tháo lắp trên Implant hay không, bệnh nhân nên trực tiếp đến nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám kiểm tra tổng quát và chụp phim CT. Sau đó, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Hy vọng với những thông tin trên đây phần nào giúp bạn có cái nhìn đa chiều về hàm tháo lắp trên Implant. Nếu bạn có nhu cầu trồng răng Implant hoặc có bất kỳ câu hỏi thắc mắc nào về vấn đề làm hàm tháo lắp trên Implant, hãy liên hệ ngay với Nha Khoa Răng Xinh để được tham khám và tư vấn chi tiết..

Nha Khoa Răng Xinh là cơ sở phòng khám nha khoa uy tín về ghép xương Implant ,trồng răng Implant và chăm sóc, điều trị sức khỏe răng miệng toàn diện tại Hà Tĩnh.  Bạn có thể liên hệ với Nha Khoa Răng Xinh qua số điện  thoại:0886234688. Truy cập website: https://nhakhoarangxinh.com.vn/  hoặc fanpage: Nha Khoa Răng Xinh – Hà Tĩnh để biết thêm thông tin chi tiết và đặt lịch hẹn.


[ NHA KHOA RĂNG XINH – HÀ TĨNH ]

𝑁ℎ𝑎 𝐾ℎ𝑜𝑎 𝑅𝑎̆𝑛𝑔 𝑋𝑖𝑛ℎ – 𝑉𝑖̀ 𝑛𝑢̣ 𝑐𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑥𝑖𝑛ℎ 𝑐𝑢̉𝑎 𝑏𝑎̣𝑛

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ 👇👇👇
☎️ Hotline: 𝟎𝟖𝟖𝟔.𝟐𝟑𝟒.𝟔𝟖𝟖 – 𝟎𝟗𝟏 𝟖𝟔𝟗𝟖𝟏𝟖𝟖
Địa chỉ:
🏥 Cơ sở 1: số 30 Hải Thượng Lãn Ông, TP Hà Tĩnh
🏥 Cơ sở 2: số 68 Hải Thượng Lãn Ông, TP Hà Tĩnh
Share:
Phone